Showing posts with label béo phì nước cốt dừa. Show all posts

Công dụng chữa bệnh của quả dừa

Trong những ngày hè, dừa là một loại nước uống không thể thiếu. Ngoài công dụng làm thực phẩm ngon và mát, nó còn là loại dược phẩm chữa bệnh rất hiệu quả.

Dưỡng tóc: Dầu dừa là một những dưỡng chất tự nhiên rất tuyệt vời, không chỉ giúp tóc phát triển mà còn làm cho tóc óng mượt. Nếu massage đầu thường xuyên bằng dầu dừa sẽ làm cho da đầu sạch, tăng ẩm và trị gàu.

Với lợi ích này mà từ lâu dầu dừa đã được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến tóc như tóc khô cháy, gãy, đặc biệt là dùng tinh dầu dừa để sản xuất các loại mỹ phẩm chăm sóc tóc và dưỡng da.
Giảm stress: Sau khi massage dùng dầu dừa để gội tóc sẽ tạo ra cảm giác khoan khoái, dễ chịu và giảm mệt mỏi, căng thẳng về thần kinh.
Dưỡng da: Dùng dầu dừa để massage sẽ làm tăng độ ẩm cho da. Lợi ích của dầu dừa không khác gì các loại dầu khoáng. Sử dụng các sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc từ dầu dừa như CoconutsFurther sẽ không để lại các phản ứng phụ như dùng các sản phẩm có gốc hoá chất, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Ngoài ra, sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp như kem, dầu gội, xà phòng, kem…còn có tác dụng hạn chế các loại bệnh liên quan đến da như bệnh vẩy nến, viêm da, eczema..
Ngăn ngừa lão hoá da: Dầu dừa giúp ngăn ngừa hiện tượng lão hoá da, các loại bệnh gây xuống cấp da nhờ thành phần chống ôxy hoá có trong quả dừa.
Hạn chế bệnh tim mạch: Có những ngộ nhận cho rằng dầu dừa không tốt cho bệnh tim do có hàm lượng mỡ bão hoà cao.
Thực tế, dầu dừa lại có lợi cho tim vì có chứa tới 50% axít lauric, còn mỡ bão hoà có trong dừa không hề làm tăng cholesterol xấu (LDL) so với các loại dầu thực vật khác, trong khi đó nó lại có những thành phần bảo vệ hệ thống mạch và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Giảm cân: Dầu dừa rất hữu ích trong việc giảm cân vì nó có chứa axít béo chuỗi ngắn và trung bình có tác dụng giảm trọng lượng dư thừa của cơ thể.
Ngoài ra dầu dừa còn giúp tuyến giáp và các enzym làm việc tốt hơn, làm tăng quá trình chuyển hoá của cơ thể, giảm áp lực cho tuyến tuỵ, giúp tiêu hoá calo và mỡ nhanh hơn. Bằng chứng những người dùng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn uống hàng ngày nên ít bị béo phì hay thừa cân.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy dầu dừa còn có tác dụng hữu ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm tuỵ.
Tăng cường tiêu hoá: Cùi dừa và các sản phẩm từ dừa có tác dụng tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá, giảm rủi ro mắc bệnh kích thích ruột. Các chất béo bão hoà có trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, nấm và ký sinh trùng, chưa hết dầu dừa còn có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất và axit amino.
Tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch: Một trong những thế mạnh của dầu dừa tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch là do có chứa các lipit kháng khuẩn, axít lauric. Khi tiêu thụ, cơ thể con người sẽ chuyển hoá axít lauric thành monolaurin để tiêu diệt nấm và khuẩn, hạn chế nguy cơ mắc các loại bệnh do virút, vi khuẩn gây ra, thậm chí còn kháng cả virút HIV.
Giúp vết thương nhanh lành và chống nhiễm trùng: Dầu dừa có tác dụng làm nhanh lành vết thương do chấn thương, va đập, bầm tím thông qua cơ chế đẩy nhanh tốc độ sửa chữa các mô bị chấn thương.
Theo nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Dừa của Mỹ thực hiện công bố gần đây thì dầu dừa có tác dụng rất tích cực trong việc giảm viêm nhiễm, đặc biệt là tiêu diệt các loại virút gây bệnh cảm cúm, viêm gan, herpes, SARS, vi khuẩn gây loét, nhiễm trùng, viêm phổi, bệnh viêm đường nước tiểu, bệnh nấm , phát ban vv
Tốt cho gan: Sự có mặt của các chất béo, triglycerides chuỗi trung bình có trong dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa các loại bệnh gan, giúp gan lọc độc tố nhanh hơn và hạn chế tích mỡ trong cơ thể.
Tốt cho thận: Dầu dừa giúp ngăn ngừa bệnh thận, đặc biệt là khả năng hoà tan sỏi thận .
Tiểu đường: Dầu dừa giúp cơ thể ổn định đường huyết, cải thiện quá trình bài tiết insulin và sử dụng đường trong máu tốt hơn.
Tốt cho xương: Như đã đề cập ở trên, dầu dừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất hiệu quả hơn, trong đó có các khoáng chất quan trọng như canxi, magiê nên rất tốt cho xương và cho răng, đặc biệt là cho phụ nữ.

Theo NFB
read more →

LỢI ÍCH của NƯỚC CỐT DỪA

http://tongdomucvusuckhoe.net/wp-content/uploads/2012/08/nuoc_cot_dua.jpg
        Nước dừa hầu như không có chất béo hay protein. Nước cốt dừa (coconut milk) giàu hai chất này. Nước cốt dừa trông giống như sữa bò tươi, có màu trắng và đậm đặc của kem . Nước cốt dừa chứa khoảng 17-24% chất béo, tùy thuộc vào lượng nước dùng khi ép nước cốt dừa. Nước cốt dừa nhiều chất béo hơn thường gọi là kem dừa (coconut cream), đặc giống như kem sữa tươi vậy.
        Một khác biệt giữa nước dừa và nước cốt dừa là về lượng đường. Nước dừa ngọt, nước cốt dừa thì không. Mặc dù nước cốt dừa có vị ngon, nó chứa ít đường, ít hơn cả sữa tươi nữa. Vì lượng carbohydrate thấp, nước cốt dừa thật hoàn hảo cho loại thức ăn ít carb. Nước cốt dừa rất thông dụng trong nấu ăn của người Á Châu, đặc biệt là ở Thái lan và Phi Luật Tân. Ở nhiều cộng đồng, nước cốt dừa được dùng trong hầu hết các món nấu ăn.
        Có nhiều sản phẩm nước cốt dừa khác nhau bán sẵn ở thị trường.
     -Nước cốt dừa (coconut milk) thường được đóng lon 14oz, nhưng cũng có lon với dung lượng lớn hơn, đựng trong cả hộp carton nữa.
     -Kem dừa (coconut cream) chứa khoảng 21-24% chất béo.
    -Vài loại nước cốt dừa được cho thêm nước để giảm lượng chất béo. Loại này được gọi là nước cốt dừa ít chất béo, có khoảng 14% hay ít hơn chất béo. Để duy trì nước cốt dừa đặc, người ta cho thêm chất làm cho đặc như guar gum. Tôi (bác sĩ Bruce Fife) thường tránh loại nước cốt dừa ít chất béo vì lượng dầu dừa bị giảm đi. Một trong những lý do tôi dùng nước cốt dừa là để được lợi ích của chất béo. Tôi không muốn giảm thiểu những lợi ích này bằng cách ăn nước cốt dừa ít chất béo. Tôi cho rằng lượng chất béo càng cao, càng tốt hơn.
    -Một sản phẩm khác nữa là kem dừa được thêm đường (cream of coconut), rất ngọt để làm thức uống (beverage) và món tráng miệng.
NGUỒN DẦU DỪA TỐT
         Vì nước cốt dừa chứa lượng chất béo cao, nên lợi ích cho sức khỏe cũng tương tự như dầu dừa.
     -Nước cốt dừa có thể dùng để thoa bên ngoài trong nhiều trường hợp như dầu dừa. Ví dụ: nước cốt dừa có thể thoa lên da để trị những vết cắt, phỏng , và sạm nắng.
     -Nó cũng tốt cho da đầu và tóc. Nó có thể trị gàu và làm cho tóc tốt, mượt    mà.
-          Giữ cho da mềm, mịn, trẻ trung, và được tường trình rất tốt để chống nhăn da.
-          Nước cốt dừa lên men dùng để trị chấy ở da đầu.
-          Uống nước cốt dừa tốt cho viêm họng và loét bao tử.
-          Thực tế nước cốt dừa có thể thay cho dầu dừa trong mọi tình huống.
-          Lợi điểm chính của nước cốt dừa so với dầu dừa là nó dễ dàng ép từ cùi dừa và đa năng hơn, lại có thể dùng nhiều cách trong nấu ăn như: súp, thịt hầm, càri, nước sốt, chè, thức ăn tráng miệng,…
-          Nước cốt dừa là phương cách dễ dàng để thêm dầu dừa vào thức ăn.
-          Dùng thay thế cho sữa tươi rất tốt, và có thể uống cả ly.
Tăng sinh lực
     Alobar: Tôi tới một tiệm bán thực phẩm của người Việt Nam sáng nay để mua một thùng nước cốt dừa 24 lon. Bà bán hàng nhỏ người giơ tay lên như một cảnh sát giao thông, rồi với nụ cười hóm hỉnh, bà hỏi tôi: “Ông mua nhiều nước cốt dừa có chất béo tốt quá!  Nó có nhiều chất bổ lắm. Nó không phải là nước loãng đâu. Ông muốn sống lâu đến trăm tuổi chăng?
     Tôi lắc đầu và cười.
     Bà cảnh cáo tôi với giọng dí dỏm : “Uống hết bằng này nước cốt dừa, quần áo của ông sẽ không vừa nữa. Ông sẽ gầy đi và mua quần áo mới đó.”
    Tôi trả lời là tôi có thể sống chung với nó.
     Bà nói tiếp: “Ông sẽ mạnh giống như thanh niên và gây rắc rối cho nhiều cô như hồi trẻ nữa.
     Câu này làm cho tôi ngạc nhiên. Chưa bao giờ nghe đặc tính này của dừa, tôi mỉm cười và nói vui với bà là tôi cũng có thể sống chung với nó.
     Bà liếc mắt nhìn tôi và cười khúc khích: “Tôi cá là ông có thể”.
     Khi tôi rời tiệm, bà nói: “ Tôi từ Thái Lan tới, chúng tôi biết những điều này về dừa. Ông sẽ trở lại đây sớm, một thùng sẽ hết nhanh lắm.”
     Tôi chưa bao giờ nghe nói nước cốt dừa nhiều chất béo hay dầu dừa lại tốt để phục hồi sinh lực cho người gìa như tôi như vậy.
NƯỚC CỐT DỪA THAY THẾ SỮA TƯƠI
         Đối với những ai không thể hay không muốn dùng sữa tươi, thì thay thế bằng nước cốt dừa rất tốt cho sức khỏe.
-Có người không hấp thu được men lactose hay dị ứng với bơ sữa.
-Có người không ăn bơ sữa vì họ ăn chay, hay không thích uống sữa đã được diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur, phương pháp đồng nhất (homogenized), phương pháp tách chiết (fractionated), hay qua tiến trình chế biến hiện đại.
-Có người thích ăn thực phẩm tươi sống, họ không thích uống sữa hay các sản phẩm bơ sữa khác vì nhiệt độ cao được dùng khi chế biến.
        Cho dù lý do nào đi nữa, những người này đều có thể dùng nước cốt dừa và vẫn thưởng thức được “mùi vị” của sản phẩm bơ sữa.
         DỊ ỨNG là vấn đề chính của nhiều người. Trên 60% thực phẩm gây dị ứng là từ sữa và hạt. Tin vui cho những người này là họ có thể dùng dừa để thay thế. Trong khi người ta có thể bị dị ứng với hầu hết các loại thực phẩm, thì tương đối ít người bị dị ứng với dừa. Căn cứ trên nghiên cứu y khoa và quan sát ở bệnh viện, dừa được xem là thực phẩm ít bị dị ứng , nên được đề nghị như thức ăn dinh dưỡng cho ai bị tình trạng này. 43% những người bị dị ứng thực phẩm là loại dị ứng với hạt: óc chó (walnut), hồ đào (pecan), hạnh nhân (almond), v.v… Người bị dị ứng với hạt, thường không bị dị ứng với dừa, nếu có thì rất hiếm. Thực tế, chỉ hai trường hợp trên toàn thế giới được tường trình thôi. Vì vậy, những ai bị dị ứng thực phẩm, đặc biệt dị ứng với hạt, có thể ăn dừa và nước cốt dừa mà không lo sợ gì cả.
        Ăn dừa thực sự có thể giúp giảm triệu chứng liên quan đến nhiều loại dị ứng. Nhiều người đã tường trình sự giảm bớt các triệu chứng dị ứng khi dùng dừa đều đặn trong các bữa ăn, vì dầu dừa giúp quân bình môi trường trong đường ruột và giúp chữa lành thành ruột.
LƯỢNG DẦU DỪA TRONG NƯỚC CỐT DỪA
1 oz = 30ml = 2 muỗng canh = 6 muỗng càphê
Nước cốt dừa ( oz )   Dầu dừa ( muỗng canh )
1                                             0,5
2                                             0.75
3                                             1
4                                             1,5
5                                             1,75
6                                             2
7                                             2,5
8                                             2,75
9                                             3
10                                          3.5
-Lượng dầu dừa được làm tròn thành 0,5  và 0,75
-Gía trị căn cứ trên loại nước cốt dừa nhiều chất béo ( full-fat coconut milk), chứ không dựa trên loại ít chất béo ( light coconut milk) , hay 2 ounce (59ml) chứa 10g chất béo mỗi suất dùng (serving).
Bảng so sánh lượng dầu dừa
   3,5 thìa xúp dầu dừa có trong:
- gần một cup (7oz) cơm dừa tươi ( khoảng nửa trái dừa)
- 2,75 chén dừa bào, khô
- 300ml (10 oz) nước cốt dừa (từ nửa trái dừa khô) 
read more →

Người béo nên hạn chế dùng nước cốt dừa

Vào mùa hè, những cốc chè mát lạnh với nhiều nước cốt dừa béo ngậy, thơm lừng... luôn là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, trong nước cốt dừa có nhiều chất béo no, không tốt cho sức khỏe.

Trước đây các bà nội trợ thường tự làm nước cốt dừa bằng cách nạo cùi dừa già rồi vắt lấy nước, nước đầu là nước cốt, sau cho thêm nước lã, vắt lấy nước thứ hai, gọi là nước dão, trộn hai nước lại là được nước cốt dừa.
Mấy năm gần đây trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại cốt dừa chế biến sẵn đóng hộp tiện dụng khiến ngày càng nhiều người sử dụng loại thực phẩm này. Vì thế, không chỉ các loại xôi, chè mà các loại hoa quả dầm... cũng được bỏ thêm nước cốt dừa. Với vị béo ngậy và mùi thơm lừng nước cốt dừa làm món ăn thêm hấp dẫn.

Nhiều người cho rằng đây là sản phẩm từ một loại thực vật nên có thể sử dụng tùy thích, nhưng thực ra đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axit béo no rất cao. Các axit béo no chủ yếu nằm trong thành phần các mỡ động vật và trong một số ít dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa...

Bảng thành phần dinh dưỡng của các thực phẩm (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho thấy, lượng chất béo trong dầu dừa là khá cao, trong 100g cùi dừa già có tới 36g chất béo. Giá trị sinh học của các axit béo no kém hơn các axit béo chưa no. Các nhà khoa học đã chỉ ra một số tác dụng xấu của các axit béo no đối với chuyển hóa mỡ và vai trò của chúng trong phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, tình trạng cholesterol cao trong máu có liên quan tới chế độ ăn giàu năng lượng và mỡ động vật.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bản thân nước cốt dừa không chứa cholesterol nội sinh, nhất là các dạng không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, đối với những người thừa cân, béo phì hoặc có vấn đề về chuyển hóa, cần hạn chế sử dụng nước cốt dừa để giảm nguy cơ rối loạn lipit máu. Ngay cả với người bình thường cũng không nên sử dụng quá nhiều nước cốt dừa.

Nguồn : Khoa học & Đời sống

Nước cốt dừa vượt quá 250% hàm lượng béo cho phép



Công bố mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay, cứ mỗi chén nước cốt dừa cung cấp đến 550 calories, với hàm lượng chất béo no vượt 250% giới hạn cho phép đưa vào cơ thể hàng ngày.

Đặc biệt nguy hiểm hơn khi một số người tiêu dùng chuyển sang sử dụng nước cốt dừa như một sản phẩm mới thay thế cho sữa và cho rằng đó là cách giúp họ giảm cân.

MCFAs là loại chất béo no có trong nước cốt dừa. Trong khi LCFAs (các acid béo chuỗi dài), được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Cách đây vài thập kỷ, nhiều nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng, MCFAs nhanh chóng được chuyển hóa ở gan, trong khi LCFAs nhiều khả năng trở thành chất mỡ tích tụ trong cơ thể hơn.

Vào những năm 1980, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dầu dừa, từng được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn, để rồi được phát hiện là chứa chất béo no có hại cho tim với hàm lượng cao.

Năm 2008, một nghiên cứu về mối liên hệ giữa MCFAs trong nước cốt dừa và sự giảm cân đã được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ. Theo đó, một chương trình giảm cân dành cho 40 người cả nam lẫn nữ trong 16 tuần đã cho thấy: Những người ăn khẩu phần có chứa MCFAs đã giảm trung bình 3 kg, trong khi những người ăn khẩu chứa LCFAs chỉ giảm 1,5 kg.


Dù MCFAs có vẻ đã giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và cải thiện việc giảm cân nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chất này có lợi cho tim hơn so với các dạng chất béo no khác.

Năm 2004, một nghiên cứu trên 17 người đàn ông cho thấy, tổng mức độ cholesterol cao hơn 11%, và mức độ cholesterol xấu (LDL) cao hơn 12%, trong những người ăn theo chế độ có chứa MCFAs, so với người ăn chế độ có chứa dầu hạt hướng dương - loại dầu vốn giàu các chất béo không no.


Nguồn: Bee net
read more →