Showing posts with label tác dụng cơm dừa. Show all posts

BẢO TỒN VÀ LƯU GIỮ NGUỒN GEN CÂY NGUYÊN LIỆU DẦU, TINH DẦU THỰC VẬT


Bao Ton Va Luu Giu Nguon Gen Cay Nguyen Lieu Dau Tinh Dau Thuc Vat
Ts. Lê Công Nông, Ts. Võ Văn Long, Ths. Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Ks. Nguyễn Thị Thuỷ, Ks. Nguyễn Thị Hoài Trâm, Ks. Nguyễn Văn Minh, KTV. Lại Văn Sấm  và CTV 

Tóm tắt
Trong năm 2012, đã thu thập thêm được 10 mẫu giống Jatropha, 10 mẫu giống lạc, 10 mẫu giống vừng, 10 mẫu giống đậu tương từ các địa phương trong cả nước và từ nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp…) đưa tổng số mẫu giống của các đối tượng được bảo tồn lưu giữ an toàn là 51 mẫu giống dừa, 18 mẫu giống cây tinh dầu, 3 mẫu cây phi long, 81 mẫu giống Jatropha, 152 mẫu giống lạc, 70 mẫu giống vừng và 91 mẫu giống đậu tương (Tổng cộng 466 mẫu giống). Trong số đó đã có nhiều giống được sử dụng và khai thác có hiệu quả, góp phần quan trọng cho thành công của công tác chọn tạo giống cây có dầu mới cũng như trực tiếp góp phần gia tăng năng suất, sản lượng, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến dầu thực vật.

1. MỞ ĐẦU

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

Cây nguyên liệu dầu: cây dài ngày (dừa, phi long, Jatropha); cây ngắn ngày (lạc, vừng, đậu tương). Cây tinh dầu: sả, gừng, bạc hà, hương nhu, tràm trà …

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, đánh giá theo phương pháp của BI, ICRISAT và phần mềm quản lý nguồn gen cây công nghiệp (Bộ Công Thương). 
Phương pháp bảo tồn lưu giữ tùy theo từng đối tượng nghiên cứu: Cây dừa: bảo tồn ex-situ kết hợp bảo tồn in-situ. Cây phi long, cây tinh dầu, Jatropha: bảo tồn ex-situ. Cây lạc, cây vừng, cây đậu tương: bảo tồn trong kho lạnh 100C

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Cây dừa
Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn tổng cộng là 51 mẫu giống dừa (45 mẫu ex-situ, 6 mẫu in-situ), trong đó đã thu thập bổ sung 4 cây dừa King Coconut, 21 cây Xiêm núm. Trồng dặm tất cả các giống có cây bị chết trong quá trình bảo tồn, lưu giữ. Chăm sóc vườn tập đoàn giống theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất dừa nói chung và năng suất dừa quỹ gen nói chung năm nay đã trở lại bình thường do không còn ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết bất thường như ở năm 2010. Nhờ việc quản lý phòng trừ dịch bệnh tốt hơn bằng cách phun thuốc trừ nấm định kỳ mỗi tháng một lần nên không thấy bệnh thối đọt xuất hiện trên cây dừa con mới trồng dưới 3 năm tuổi.

3.2. Cây tinh dầu

Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn tổng cộng là 18 mẫu tinh dầu, trong đó đã thu thập bổ sung mẫu giống Quế thanh.Thu thập và trồng dặm các mẫu cây tinh dầu bị chết, thiếu. Nhân và lưu giữ giống bằng hạt, cũ, chồi ... theo từng đối tượng. Sau hơn 4 năm bảo tồn, lưu giữ các mẫu giống cây tinh dầu tại Trung tâm dừa Đồng Gò, có thể chia các mẫu giống cây tinh dầu ra làm 2 nhóm tùy theo khả năng thích nghi điều kiện môi trường nơi bảo tồn: Nhóm có khả năng thich nghi tốt với điều kiện nơi bảo tồn (Bạc hà, Hương nhu, Hương bài, Sả chanh, Tràm úc, Tràm trà 2, Bạch đàn chanh, Long não); nhóm có khả năng thích nghi trung bình  với điều kiện nơi bảo tồn (các giống gừng) và nhóm  giống có khả năng sinh trưởng và phát triển kém (Quế thanh, Dó bầu, Thiên niên kiện, Tràm trà 1).

3.3. Cây phi long

Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn 3 mẫu giống Phi long trên 9 năm tuổi. Hiện nay đã trồng bổ sung 8 cây nhóm A (tổng cộng 20), 7 cây nhóm B (tổng cộng 15), 9 cây nhóm C (tổng cộng 19) được ươm từ hạt thu của từng nhóm. Nâng tổng số cá thể phi long trồng trong vườn bảo tồn là 54 cây. Cây con trồng bổ sung đang sinh trưởng và phát triển bình thường. Tỷ lệ cây mang quả từ 58-70%. Hình dáng cây, lá, hoa, trái không khác biệt giữa 3 nhóm mẫu. Tỷ lệ nhân/gáo dao động trong khoảng 30,73-33,77%. Hàm lượng dầu: nhóm A cao nhất (71,56%), hai nhóm B và C cùng ở mức 67,3%. Thành phần axít béo trong dầu: nhìn chung không có khác biệt và đều có hàm lượng Axit Oleic (C:18:1) dao động ở mức 47,21-49,13%. Dầu phi long không có aflatoxin, axit béo tự do thấp, có giá trị dinh dưỡng tương đương dầu ô-liu. 

3.4. Cây Jatropha

3.5. Cây lạc

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống lạc mới từ Ấn Độ, trồng trong vụ Đông Xuân 2011-2012 để đánh giá các đặc tính nông sinh học và năng suất. Tính đến cuối năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ được 152 mẫu giống lạc. Kết quả cho thấy, các mẫu giống thu thập có khối lượng 100 hạt biến động từ 44,8-51,2 gr, cao nhất là mẫu giống ICGV 06279 (51,2 g). Năng suất trái trên cây biến động từ 10,6-19,9 g, giống ICGV 06279 có năng suất trái trên cây cao nhất (19,9 g). Khả năng kháng bệnh rỉ sắt và đốm lá của các mẫu giống lạc thu thập ở Ấn Độ tốt hơn giống đối chứng. Đã giới thiệu được 3 giống lạc có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ICGV 06279, ICGV 02038, ICGV 04017).

3.6. Cây vừng

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống vừng mới từ Trung Quốc, trồng trong vụ Đông Xuân 2011-2012 để đánh giá các đặc tính nông sinh học và năng suất. Tính đến cuối năm 2012, đã tảo tồn an toàn được 70 mẫu vừng. Kết quả cho thấy các mẫu giống có số trái/cây biến động từ 22,8 - 71,4 trái cao nhất là mẫu giống TQ6 (71,4 trái/cây), Khối lượng 1000 hạt của các mẫu giống biến động từ 2,78-3,70 g. Khối lượng hạt/cây biến động từ 1,82 - 5,70 g. Mẫu giống TQ9 có vỏ hạt bóc được; các mẫu giống còn lại đều có vỏ hạt không bóc được. Các mẫu giống có vỏ hạt nhẵn, hạt có màu đen gồm 3 giống TQ8, TQ9, TQ10. Tất cả các giống còn lại có hạt màu trắng. Đã giới thiệu được 3 giống vừng có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (TQ 6, TQ 7, TQ 10).

3.7. Cây đậu tương

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống đậu tương trong nước và nhập nội. Tính đến cuối năm 2012, đã tảo tồn an toàn được 91 mẫu đậu tương. Kết quả khảo sát cho thấy, giống đậu tương thu thập có số trái từ 31-38 trái/cây, trong đó giống ĐTIN2-83 có số trái trên cây cao nhất (38 trái/cây),; tỷ lệ trái 3 hạt ở các giống từ 20,3-28,8%, cao nhất ở giống ĐTL2-31 (31,2%); khối lượng 1000 hạt biến động từ 131-150gr. Năng suất hạt ở các giống dao động từ 1556-1934 kg/ha, cao nhất ở giống ĐTL321 (1934 kg/ha). So với giống VDN3 đối chứng, chỉ có các giống ĐNĐT65 ,ĐTL321, ĐTIN 3-83 cho năng suất cao hơn. Đã giới thiệu 3 giống đậu tương có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ĐTL 321, ĐTL 425, ĐTIN 3-83).

4. KẾT LUẬN
4.1. Cây dừa: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng (ex-situ) và trong vườn nông dân (on-farm) 51 mẫu giống dừa có nguồn gốc trong nước và nhập từ nước ngoài, thu thập bổ sung giống dừa King Coconut và Xiêm núm.
4.2. Cây tinh dầu: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng 18 mẫu giống cây tinh dầu hiện có, thu thập bổ sung giống Quế thanh.
3.3. Cây phi long: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng 54 cá thể của 3 mẫu giống phi long, hàm lượng dầu từ 67-71%, hàm lượng Axit Oleic (18:1) từ 47-49%.
4.3. Cây Jatropha: Đã thu thập mới 10 mẫu giống Jatropha từ Pháp. Bảo tồn an toàn trên đồng ruộng (ex-situ) 81 mẫu giống Jatropha có nguồn gốc trong nước và nhập nội. Đã giới thiệu được 3 giống Jatropha có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (VN08-57, Malaysia, Senegal).
4.4. Cây lạc: Đã thu thập được 10 mẫu giống lạc mới từ Ấn Độ. Bảo tồn và lưu giữ được 152 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống lạc có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ICGV 06279, ICGV 02038, ICGV 04017).
4.5. Cây vừng: Đã thu thập được 10 mẫu giống vừng mới từ Trung Quốc. Bảo tồn an toàn được 70 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống vừng có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (TQ 6, TQ 7, TQ 10).
4.6. Cây đậu tương: Đã thu thập được 10 mẫu giống đậu tương mới từ Ấn Độ, Thái Lan và các địa phương trong nước. Bảo tồn an toàn được 91 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống đậu tương có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ĐTL 321, ĐTL 425, ĐTIN 3-83).
read more →

Khả Năng Kỳ Diệu Của Cơm Dừa


Dầu dừa đã từng bị lên án là chất béo làm tăng cholesterol vì được xem là loại dầu no nên người ta đã vội vàng đánh giá không tốt cho sức khoẻ như các chất béo trong thịt bò, mỡ lợn...
ImageNgày nay trải qua một thời gian dài với nhiều công trình nghiên cứu và thực tiển đã không những giải oan mà còn tôn vinh dầu dừa là thực phẩm chức năng (functional food): Dầu dừa vừa cung cấp dưỡng chất tạo ra năng lượng cho cơ thể, vừa cung cấp những hoạt chất hỗ trợ chức năng chuyển hoá có lợi cho sức khoẻ  con người. Sử dụng thực phẩm chức năng là phương pháp tích cực chống lại bệnh tật không phải bằng thuốc mà bằng chọn lựa chế độ ăn uống thích hợp.    
1. Khả năng cung cấp dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể (thực phẩm truyền thống)
Sản phẩm từ dừa là các thực phẩm có hương vị thiên nhiên hấp dẫn. Thành phần và chất lượng từ cơm dừa tươi được phân tích và nghiên cứu rất nhiều với các công trình  trong và ngoài nước, nằm trong khoảng giá trị như sau: Nước: 44– 52%, Protein: 3-4,6%, Chất béo: 34-41%, Cacbohydrat: 9-13%, Xơ: 2,3-3,6%.
Các chất dinh dưỡng chủ yếu như đạm, đường, béo đều có mặt trong cơm dừa. Tuy nhiên chất lượng của cơm dừa có khác nhau tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch trái dừa (tháng tuổi) và ngay trong cùng trái dừa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau tùy theo vị trí.
Theo chiều dầy của cơm dừa, đi từ vỏ ngoài vào trong cơm dừa có các vùng theo thứ tự như sau: vùng vỏ ngoài (testa), vùng gần vỏ (near testa), vùng giữa cơm (imtermediate region) và vùng gần nước (near water). Càng gần nước hàm lượng béo của cơm dừa càng giảm. Khi nạo cơm dừa, lớp gần nước được nạo đầu tiên rồi đến vùng giữa và gần vỏ nâu, lớp vỏ nâu được chừa lại (tận dụng thì ép làm dầu dừa).
Mặt khác theo tiến trình hình thành cơm dừa có ba phần tạo thành cơm dừa không đồng thời:
- Vùng cực đối diện với cuống: cơm dừa được hình thành trước tiên
- Vùng ở giữa trái (vùng xích đạo) có chu vi lớn nhứt
- Vùng cực ở cuống: được hình thành sau cùng nên mềm hơn, hàm lượng nước cao hơn, còn đạm, đường, béo có khi được tạo thành chưa đầy đủ và gáo dừa hình thành sau nên độ cứng kém, nhứt là ở 3 lổ mầm (mắt dừa) nên lũ chuột tinh khôn khoét dừa ở vùng này. Ở trái dừa quá chín (trên 12 tháng tuổi) vùng cực ở cuống do có phôi mầm phát triển thành mộng hút chất bổ dưỡng trong cơm nên hư hỏng trước tiên (mỏng dần và nhớt). Chồi mầm nhú qua một trong ba lổ mầm để ra bên ngoài phát triển thành cây dừa.
Hàm lượng các chất trong cơm dừa phụ thuộc vào tuổi của quả dừa thu hoạch (ngày hoa dừa tung cánh để kết trái cho đời được đánh dấu là ngày đầu tiên). Theo các phân tích và nghiên cứu thời điểm thu hoạch thích hợp nhất của trái dừa dùng trong chế biến thực phẩm là khi dừa đạt đến mức trưởng thành 11 tháng tuổi (lúc này trái dừa đã “lắc nước rõ”, vỏ có đốm nâu). Nếu thu hoạch sớm hơn cơm dừa chưa đạt hàm lượng béo cao, thu hoạch muộn hơn cơm dừa có khả năng dễ hư hỏng do phôi mầm phát triển tiêu thụ chất bổ dưỡng.
Cơm dừa không những cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, đường, béo mà còn cung cấp các chất khoáng hay vitamin hiện diện theo tỷ lệ khác nhau tùy theo tháng tuổi thu hoạch. Ở dừa non (6 – 8 tháng tuổi) có nhiều chất khoáng, vitamin như Natri, Kali, Calcium, Photpho, Sắt, Magnesium, Thiamine, Ribo flavine,  Acid ascorbic (Vitamin C). Cơ thể có thể hấp thụ 100% từ nước dừa nhưng chỉ hấp thụ 10% khoáng chất từ nước uống bình thường!
 2. Khả năng cung cấp những hoạt chất chức năng hỗ trợ sức khoẻ (thực phẩm chức năng)
Nghiên cứu dầu dừa xuất phát từ công thức hoá học triglycerid gồm 3 gốc acid béo gắn vào phân tử glycerin. Kết quả phân tích dầu dừa cho thấy có đến 10 loại acid béo trong đó có đến 7 acid béo bảo hoà (no) và 3 acid béo không bảo hòa (chưa no).
Có hơn 90% acid béo bảo hòa trong dầu dừa và người ta nghĩ rằng acid béo bảo hòa sẽ làm gia tăng cholesterol nên đã đánh giá dầu dừa làm gia tăng cholesterol! Có thật như thế không? Ngày nay người ta đã chứng minh là không đúng đối với dầu dừa.
Các acid béo trong dầu dừa không phải là các acid béo cao no mà là các phân tử dây vừa có phân tử lượng không cao lắm (từ C8 – C14) gọi là MCFA (Medium Chain Fat Acid) là các acid béo bảo hòa dễ tiêu được cơ thể ưu tiên dùng trước nên không tích đọng thành mô mở dự trữ như các acid béo dây dài. Chúng nhanh chóng biến thành năng lượng, quá trình này làm tiêu hao lượng mở dự trữ làm giảm chứng béo phì, mặt khác kích thích tuyến tụy sản xuất đủ lượng Insulin cần thiết làm tăng khả năng hấp thụ gluco từ máu vào vách tế bào (giảm thiểu nguy cơ tiểu đường). Do các MCFA dễ tiêu nhanh chóng biến thành năng lượng nên “hâm nóng” hệ thống biến dưỡng và kích thích hoạt động của tuyến giáp và khi lượng hormon đầy đủ thì cholesterol huyết thanh có cơ hội chuyển hoá thành các steroid góp phần giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch, lão hoá, béo phì và ung thư.
Dầu dừa với thành phần chủ yếu là acid lauric, một acid béo có trong sữa mẹ dễ hấp thụ calcium và magnesiu. Acid lauric dễ tiêu có tính kháng virus, kháng khuẩn, kháng nguyên bào và nấm mạnh nhứt trong nhóm MCFA. Đó là do acid lauric được chuyển hoá thành mônlaurin có khả năng làm rách vỏ bọc bằng chất béo của các vius như HIV, Cytomegalo virus,.. và làm cho các virus này bất động. Ở Philippines Tiến sĩ Conrado Dayrit viện trưởng viện nghiên cứu khoa học đã phát hiện dạng dầu dừa thuần khiết có khả năng phá vở màng bảo vệ của các loại virus làm cho chúng dễ bị hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt.
Tất cả những điều trên chỉ mới bắt đầu nhưng cũng lóe lên được khả năng kỳ diệu từ cơm dừa: vừa là thực phẩm truyền thống vừa là thực phẩm chức năng. Đó là V.C.O - Virgin Coconut Oil -  Dầu dừa thuần khiết.
ThS. Nguyễn Văn Vinh
read more →