BẢO TỒN VÀ LƯU GIỮ NGUỒN GEN CÂY NGUYÊN LIỆU DẦU, TINH DẦU THỰC VẬT

  • Được đăng bởi Unknown
  • vào lúc 6:14 PM -
  • 0 nhận xét

Bao Ton Va Luu Giu Nguon Gen Cay Nguyen Lieu Dau Tinh Dau Thuc Vat
Ts. Lê Công Nông, Ts. Võ Văn Long, Ths. Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Ks. Nguyễn Thị Thuỷ, Ks. Nguyễn Thị Hoài Trâm, Ks. Nguyễn Văn Minh, KTV. Lại Văn Sấm  và CTV 

Tóm tắt
Trong năm 2012, đã thu thập thêm được 10 mẫu giống Jatropha, 10 mẫu giống lạc, 10 mẫu giống vừng, 10 mẫu giống đậu tương từ các địa phương trong cả nước và từ nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp…) đưa tổng số mẫu giống của các đối tượng được bảo tồn lưu giữ an toàn là 51 mẫu giống dừa, 18 mẫu giống cây tinh dầu, 3 mẫu cây phi long, 81 mẫu giống Jatropha, 152 mẫu giống lạc, 70 mẫu giống vừng và 91 mẫu giống đậu tương (Tổng cộng 466 mẫu giống). Trong số đó đã có nhiều giống được sử dụng và khai thác có hiệu quả, góp phần quan trọng cho thành công của công tác chọn tạo giống cây có dầu mới cũng như trực tiếp góp phần gia tăng năng suất, sản lượng, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến dầu thực vật.

1. MỞ ĐẦU

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

Cây nguyên liệu dầu: cây dài ngày (dừa, phi long, Jatropha); cây ngắn ngày (lạc, vừng, đậu tương). Cây tinh dầu: sả, gừng, bạc hà, hương nhu, tràm trà …

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, đánh giá theo phương pháp của BI, ICRISAT và phần mềm quản lý nguồn gen cây công nghiệp (Bộ Công Thương). 
Phương pháp bảo tồn lưu giữ tùy theo từng đối tượng nghiên cứu: Cây dừa: bảo tồn ex-situ kết hợp bảo tồn in-situ. Cây phi long, cây tinh dầu, Jatropha: bảo tồn ex-situ. Cây lạc, cây vừng, cây đậu tương: bảo tồn trong kho lạnh 100C

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Cây dừa
Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn tổng cộng là 51 mẫu giống dừa (45 mẫu ex-situ, 6 mẫu in-situ), trong đó đã thu thập bổ sung 4 cây dừa King Coconut, 21 cây Xiêm núm. Trồng dặm tất cả các giống có cây bị chết trong quá trình bảo tồn, lưu giữ. Chăm sóc vườn tập đoàn giống theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất dừa nói chung và năng suất dừa quỹ gen nói chung năm nay đã trở lại bình thường do không còn ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết bất thường như ở năm 2010. Nhờ việc quản lý phòng trừ dịch bệnh tốt hơn bằng cách phun thuốc trừ nấm định kỳ mỗi tháng một lần nên không thấy bệnh thối đọt xuất hiện trên cây dừa con mới trồng dưới 3 năm tuổi.

3.2. Cây tinh dầu

Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn tổng cộng là 18 mẫu tinh dầu, trong đó đã thu thập bổ sung mẫu giống Quế thanh.Thu thập và trồng dặm các mẫu cây tinh dầu bị chết, thiếu. Nhân và lưu giữ giống bằng hạt, cũ, chồi ... theo từng đối tượng. Sau hơn 4 năm bảo tồn, lưu giữ các mẫu giống cây tinh dầu tại Trung tâm dừa Đồng Gò, có thể chia các mẫu giống cây tinh dầu ra làm 2 nhóm tùy theo khả năng thích nghi điều kiện môi trường nơi bảo tồn: Nhóm có khả năng thich nghi tốt với điều kiện nơi bảo tồn (Bạc hà, Hương nhu, Hương bài, Sả chanh, Tràm úc, Tràm trà 2, Bạch đàn chanh, Long não); nhóm có khả năng thích nghi trung bình  với điều kiện nơi bảo tồn (các giống gừng) và nhóm  giống có khả năng sinh trưởng và phát triển kém (Quế thanh, Dó bầu, Thiên niên kiện, Tràm trà 1).

3.3. Cây phi long

Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn 3 mẫu giống Phi long trên 9 năm tuổi. Hiện nay đã trồng bổ sung 8 cây nhóm A (tổng cộng 20), 7 cây nhóm B (tổng cộng 15), 9 cây nhóm C (tổng cộng 19) được ươm từ hạt thu của từng nhóm. Nâng tổng số cá thể phi long trồng trong vườn bảo tồn là 54 cây. Cây con trồng bổ sung đang sinh trưởng và phát triển bình thường. Tỷ lệ cây mang quả từ 58-70%. Hình dáng cây, lá, hoa, trái không khác biệt giữa 3 nhóm mẫu. Tỷ lệ nhân/gáo dao động trong khoảng 30,73-33,77%. Hàm lượng dầu: nhóm A cao nhất (71,56%), hai nhóm B và C cùng ở mức 67,3%. Thành phần axít béo trong dầu: nhìn chung không có khác biệt và đều có hàm lượng Axit Oleic (C:18:1) dao động ở mức 47,21-49,13%. Dầu phi long không có aflatoxin, axit béo tự do thấp, có giá trị dinh dưỡng tương đương dầu ô-liu. 

3.4. Cây Jatropha

3.5. Cây lạc

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống lạc mới từ Ấn Độ, trồng trong vụ Đông Xuân 2011-2012 để đánh giá các đặc tính nông sinh học và năng suất. Tính đến cuối năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ được 152 mẫu giống lạc. Kết quả cho thấy, các mẫu giống thu thập có khối lượng 100 hạt biến động từ 44,8-51,2 gr, cao nhất là mẫu giống ICGV 06279 (51,2 g). Năng suất trái trên cây biến động từ 10,6-19,9 g, giống ICGV 06279 có năng suất trái trên cây cao nhất (19,9 g). Khả năng kháng bệnh rỉ sắt và đốm lá của các mẫu giống lạc thu thập ở Ấn Độ tốt hơn giống đối chứng. Đã giới thiệu được 3 giống lạc có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ICGV 06279, ICGV 02038, ICGV 04017).

3.6. Cây vừng

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống vừng mới từ Trung Quốc, trồng trong vụ Đông Xuân 2011-2012 để đánh giá các đặc tính nông sinh học và năng suất. Tính đến cuối năm 2012, đã tảo tồn an toàn được 70 mẫu vừng. Kết quả cho thấy các mẫu giống có số trái/cây biến động từ 22,8 - 71,4 trái cao nhất là mẫu giống TQ6 (71,4 trái/cây), Khối lượng 1000 hạt của các mẫu giống biến động từ 2,78-3,70 g. Khối lượng hạt/cây biến động từ 1,82 - 5,70 g. Mẫu giống TQ9 có vỏ hạt bóc được; các mẫu giống còn lại đều có vỏ hạt không bóc được. Các mẫu giống có vỏ hạt nhẵn, hạt có màu đen gồm 3 giống TQ8, TQ9, TQ10. Tất cả các giống còn lại có hạt màu trắng. Đã giới thiệu được 3 giống vừng có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (TQ 6, TQ 7, TQ 10).

3.7. Cây đậu tương

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống đậu tương trong nước và nhập nội. Tính đến cuối năm 2012, đã tảo tồn an toàn được 91 mẫu đậu tương. Kết quả khảo sát cho thấy, giống đậu tương thu thập có số trái từ 31-38 trái/cây, trong đó giống ĐTIN2-83 có số trái trên cây cao nhất (38 trái/cây),; tỷ lệ trái 3 hạt ở các giống từ 20,3-28,8%, cao nhất ở giống ĐTL2-31 (31,2%); khối lượng 1000 hạt biến động từ 131-150gr. Năng suất hạt ở các giống dao động từ 1556-1934 kg/ha, cao nhất ở giống ĐTL321 (1934 kg/ha). So với giống VDN3 đối chứng, chỉ có các giống ĐNĐT65 ,ĐTL321, ĐTIN 3-83 cho năng suất cao hơn. Đã giới thiệu 3 giống đậu tương có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ĐTL 321, ĐTL 425, ĐTIN 3-83).

4. KẾT LUẬN
4.1. Cây dừa: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng (ex-situ) và trong vườn nông dân (on-farm) 51 mẫu giống dừa có nguồn gốc trong nước và nhập từ nước ngoài, thu thập bổ sung giống dừa King Coconut và Xiêm núm.
4.2. Cây tinh dầu: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng 18 mẫu giống cây tinh dầu hiện có, thu thập bổ sung giống Quế thanh.
3.3. Cây phi long: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng 54 cá thể của 3 mẫu giống phi long, hàm lượng dầu từ 67-71%, hàm lượng Axit Oleic (18:1) từ 47-49%.
4.3. Cây Jatropha: Đã thu thập mới 10 mẫu giống Jatropha từ Pháp. Bảo tồn an toàn trên đồng ruộng (ex-situ) 81 mẫu giống Jatropha có nguồn gốc trong nước và nhập nội. Đã giới thiệu được 3 giống Jatropha có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (VN08-57, Malaysia, Senegal).
4.4. Cây lạc: Đã thu thập được 10 mẫu giống lạc mới từ Ấn Độ. Bảo tồn và lưu giữ được 152 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống lạc có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ICGV 06279, ICGV 02038, ICGV 04017).
4.5. Cây vừng: Đã thu thập được 10 mẫu giống vừng mới từ Trung Quốc. Bảo tồn an toàn được 70 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống vừng có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (TQ 6, TQ 7, TQ 10).
4.6. Cây đậu tương: Đã thu thập được 10 mẫu giống đậu tương mới từ Ấn Độ, Thái Lan và các địa phương trong nước. Bảo tồn an toàn được 91 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống đậu tương có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ĐTL 321, ĐTL 425, ĐTIN 3-83).

0 nhận xét: