Showing posts with label tinh dầu dừa nguyên chất. Show all posts

DẦU DỪA NGUYÊN CHẤT: BÍ QUYẾT CHỮA BỆNH CHÀM – ECZEMA HIỆU QUẢ

1. Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm hay còn gọi là Eczema là một bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm, có thể là cấp, bán cấp hay mạn tính. Biểu hiện của bệnh chàm rất đa dạng, nhưng có chung đặc tính là: ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng, tiến triển và dai dẳng, hay tái phát.

2. Nguyên nhân nào gây nên bệnh chàm?

Theo y học thì Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: Cơ địa và dị ứng.
Bệnh chàm do cơ địa:
Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người bị chàm hoặc các nhân kích thích bên trong gây nên như bị viêm xoang, xơ gan, các bệnh thận, viêm tai…
Bệnh chàm do dị ứng:
Dị ứng do tiếp xúc với các chất như: lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, xi măng, thuốc nhuộm, phân hóa học, thuốc sâu, vi khuẩn, nấm, nọc côn trùng, phấn sáp, mỹ phẩm,…
Dị ứng do môi trường như nhiệt độ nóng, lạnh, độ ẩm, sự cọ xát, quần áo nilon, giày dép cao su, cỏ hoang…
Dị ứng do ăn các thực phẩm như: tôm, cua, cá, cá ngừ và một số cá biển khác….
Nhiều người điều trị khắp nơi vẫn không hết bệnh chàm? Hôm nay  mình xin giúp bạn một tuyệt chiêu trị bệnh chàm bằng dầu dừa, một phương pháp hoàn toàn mới với người Việt, nhưng kết quả cho thấy các nước Phương tây đã dùng dầu dừa trị bệnh chàm hiệu quả. Với khả năng tiêu diệt vi rút, các loài nấm, vi khuẩn và kháng sinh mạnh mẽ thì dầu dừa được chọn dùng chữa bệnh chàm nhiều ở Phương Tây.

3. Phương pháp điều trị bệnh chàm bằng dầu dừa nguyên chất: 

Rửa sạch vùng da bị bệnh chàm, sau đó lau khô.
Bạn dùng dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da bị bệnh chàm.
Dùng tay kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 15 – 30 phút.
Sau đó bạn rữa sạch lại vùng da đang điều trị.
Bạn nên kiên trì dùng dầu dừa với phương pháp này đều đặn  mõi ngày, tốt nhất là sau khi tắm, vì da bạn đã được sạch sẽ hơn.
Sau khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn tùy theo cơ địa mõi người thì kết quả bệnh chàm sẽ khỏi và bạn nên cố gắng kiên trì và duy trì dùng dầu dừa.
Dùng dầu dừa là phương pháp điều trị bệnh chàm tương đối dễ làm, tiện lợi và ít tốn ké nhất. Dầu Dừa cũng là phương pháp an toàn nhất vì không gây phản ứng hay tác dụng phụ nào.  Hiệu quả của dầu dừa rất tốt đối với sức khỏe và điều trị bệnh đối với nhiều người.
Tuy nhiện tùy theo cơ địa của mõi người mà cần điều chỉnh dầu dừa và thời gian cho phù hợp.
Chúc bạn thành công với dầu dừa
read more →

BẢO TỒN VÀ LƯU GIỮ NGUỒN GEN CÂY NGUYÊN LIỆU DẦU, TINH DẦU THỰC VẬT


Bao Ton Va Luu Giu Nguon Gen Cay Nguyen Lieu Dau Tinh Dau Thuc Vat
Ts. Lê Công Nông, Ts. Võ Văn Long, Ths. Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Ks. Nguyễn Thị Thuỷ, Ks. Nguyễn Thị Hoài Trâm, Ks. Nguyễn Văn Minh, KTV. Lại Văn Sấm  và CTV 

Tóm tắt
Trong năm 2012, đã thu thập thêm được 10 mẫu giống Jatropha, 10 mẫu giống lạc, 10 mẫu giống vừng, 10 mẫu giống đậu tương từ các địa phương trong cả nước và từ nước ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp…) đưa tổng số mẫu giống của các đối tượng được bảo tồn lưu giữ an toàn là 51 mẫu giống dừa, 18 mẫu giống cây tinh dầu, 3 mẫu cây phi long, 81 mẫu giống Jatropha, 152 mẫu giống lạc, 70 mẫu giống vừng và 91 mẫu giống đậu tương (Tổng cộng 466 mẫu giống). Trong số đó đã có nhiều giống được sử dụng và khai thác có hiệu quả, góp phần quan trọng cho thành công của công tác chọn tạo giống cây có dầu mới cũng như trực tiếp góp phần gia tăng năng suất, sản lượng, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến dầu thực vật.

1. MỞ ĐẦU

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

Cây nguyên liệu dầu: cây dài ngày (dừa, phi long, Jatropha); cây ngắn ngày (lạc, vừng, đậu tương). Cây tinh dầu: sả, gừng, bạc hà, hương nhu, tràm trà …

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, đánh giá theo phương pháp của BI, ICRISAT và phần mềm quản lý nguồn gen cây công nghiệp (Bộ Công Thương). 
Phương pháp bảo tồn lưu giữ tùy theo từng đối tượng nghiên cứu: Cây dừa: bảo tồn ex-situ kết hợp bảo tồn in-situ. Cây phi long, cây tinh dầu, Jatropha: bảo tồn ex-situ. Cây lạc, cây vừng, cây đậu tương: bảo tồn trong kho lạnh 100C

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Cây dừa
Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn tổng cộng là 51 mẫu giống dừa (45 mẫu ex-situ, 6 mẫu in-situ), trong đó đã thu thập bổ sung 4 cây dừa King Coconut, 21 cây Xiêm núm. Trồng dặm tất cả các giống có cây bị chết trong quá trình bảo tồn, lưu giữ. Chăm sóc vườn tập đoàn giống theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. Tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất dừa nói chung và năng suất dừa quỹ gen nói chung năm nay đã trở lại bình thường do không còn ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết bất thường như ở năm 2010. Nhờ việc quản lý phòng trừ dịch bệnh tốt hơn bằng cách phun thuốc trừ nấm định kỳ mỗi tháng một lần nên không thấy bệnh thối đọt xuất hiện trên cây dừa con mới trồng dưới 3 năm tuổi.

3.2. Cây tinh dầu

Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn tổng cộng là 18 mẫu tinh dầu, trong đó đã thu thập bổ sung mẫu giống Quế thanh.Thu thập và trồng dặm các mẫu cây tinh dầu bị chết, thiếu. Nhân và lưu giữ giống bằng hạt, cũ, chồi ... theo từng đối tượng. Sau hơn 4 năm bảo tồn, lưu giữ các mẫu giống cây tinh dầu tại Trung tâm dừa Đồng Gò, có thể chia các mẫu giống cây tinh dầu ra làm 2 nhóm tùy theo khả năng thích nghi điều kiện môi trường nơi bảo tồn: Nhóm có khả năng thich nghi tốt với điều kiện nơi bảo tồn (Bạc hà, Hương nhu, Hương bài, Sả chanh, Tràm úc, Tràm trà 2, Bạch đàn chanh, Long não); nhóm có khả năng thích nghi trung bình  với điều kiện nơi bảo tồn (các giống gừng) và nhóm  giống có khả năng sinh trưởng và phát triển kém (Quế thanh, Dó bầu, Thiên niên kiện, Tràm trà 1).

3.3. Cây phi long

Đến hết năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ an toàn 3 mẫu giống Phi long trên 9 năm tuổi. Hiện nay đã trồng bổ sung 8 cây nhóm A (tổng cộng 20), 7 cây nhóm B (tổng cộng 15), 9 cây nhóm C (tổng cộng 19) được ươm từ hạt thu của từng nhóm. Nâng tổng số cá thể phi long trồng trong vườn bảo tồn là 54 cây. Cây con trồng bổ sung đang sinh trưởng và phát triển bình thường. Tỷ lệ cây mang quả từ 58-70%. Hình dáng cây, lá, hoa, trái không khác biệt giữa 3 nhóm mẫu. Tỷ lệ nhân/gáo dao động trong khoảng 30,73-33,77%. Hàm lượng dầu: nhóm A cao nhất (71,56%), hai nhóm B và C cùng ở mức 67,3%. Thành phần axít béo trong dầu: nhìn chung không có khác biệt và đều có hàm lượng Axit Oleic (C:18:1) dao động ở mức 47,21-49,13%. Dầu phi long không có aflatoxin, axit béo tự do thấp, có giá trị dinh dưỡng tương đương dầu ô-liu. 

3.4. Cây Jatropha

3.5. Cây lạc

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống lạc mới từ Ấn Độ, trồng trong vụ Đông Xuân 2011-2012 để đánh giá các đặc tính nông sinh học và năng suất. Tính đến cuối năm 2012, đã bảo tồn và lưu giữ được 152 mẫu giống lạc. Kết quả cho thấy, các mẫu giống thu thập có khối lượng 100 hạt biến động từ 44,8-51,2 gr, cao nhất là mẫu giống ICGV 06279 (51,2 g). Năng suất trái trên cây biến động từ 10,6-19,9 g, giống ICGV 06279 có năng suất trái trên cây cao nhất (19,9 g). Khả năng kháng bệnh rỉ sắt và đốm lá của các mẫu giống lạc thu thập ở Ấn Độ tốt hơn giống đối chứng. Đã giới thiệu được 3 giống lạc có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ICGV 06279, ICGV 02038, ICGV 04017).

3.6. Cây vừng

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống vừng mới từ Trung Quốc, trồng trong vụ Đông Xuân 2011-2012 để đánh giá các đặc tính nông sinh học và năng suất. Tính đến cuối năm 2012, đã tảo tồn an toàn được 70 mẫu vừng. Kết quả cho thấy các mẫu giống có số trái/cây biến động từ 22,8 - 71,4 trái cao nhất là mẫu giống TQ6 (71,4 trái/cây), Khối lượng 1000 hạt của các mẫu giống biến động từ 2,78-3,70 g. Khối lượng hạt/cây biến động từ 1,82 - 5,70 g. Mẫu giống TQ9 có vỏ hạt bóc được; các mẫu giống còn lại đều có vỏ hạt không bóc được. Các mẫu giống có vỏ hạt nhẵn, hạt có màu đen gồm 3 giống TQ8, TQ9, TQ10. Tất cả các giống còn lại có hạt màu trắng. Đã giới thiệu được 3 giống vừng có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (TQ 6, TQ 7, TQ 10).

3.7. Cây đậu tương

Trong năm 2012, đã thu thập được 10 mẫu giống đậu tương trong nước và nhập nội. Tính đến cuối năm 2012, đã tảo tồn an toàn được 91 mẫu đậu tương. Kết quả khảo sát cho thấy, giống đậu tương thu thập có số trái từ 31-38 trái/cây, trong đó giống ĐTIN2-83 có số trái trên cây cao nhất (38 trái/cây),; tỷ lệ trái 3 hạt ở các giống từ 20,3-28,8%, cao nhất ở giống ĐTL2-31 (31,2%); khối lượng 1000 hạt biến động từ 131-150gr. Năng suất hạt ở các giống dao động từ 1556-1934 kg/ha, cao nhất ở giống ĐTL321 (1934 kg/ha). So với giống VDN3 đối chứng, chỉ có các giống ĐNĐT65 ,ĐTL321, ĐTIN 3-83 cho năng suất cao hơn. Đã giới thiệu 3 giống đậu tương có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ĐTL 321, ĐTL 425, ĐTIN 3-83).

4. KẾT LUẬN
4.1. Cây dừa: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng (ex-situ) và trong vườn nông dân (on-farm) 51 mẫu giống dừa có nguồn gốc trong nước và nhập từ nước ngoài, thu thập bổ sung giống dừa King Coconut và Xiêm núm.
4.2. Cây tinh dầu: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng 18 mẫu giống cây tinh dầu hiện có, thu thập bổ sung giống Quế thanh.
3.3. Cây phi long: Đã bảo tồn an toàn trên đồng ruộng 54 cá thể của 3 mẫu giống phi long, hàm lượng dầu từ 67-71%, hàm lượng Axit Oleic (18:1) từ 47-49%.
4.3. Cây Jatropha: Đã thu thập mới 10 mẫu giống Jatropha từ Pháp. Bảo tồn an toàn trên đồng ruộng (ex-situ) 81 mẫu giống Jatropha có nguồn gốc trong nước và nhập nội. Đã giới thiệu được 3 giống Jatropha có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (VN08-57, Malaysia, Senegal).
4.4. Cây lạc: Đã thu thập được 10 mẫu giống lạc mới từ Ấn Độ. Bảo tồn và lưu giữ được 152 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống lạc có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ICGV 06279, ICGV 02038, ICGV 04017).
4.5. Cây vừng: Đã thu thập được 10 mẫu giống vừng mới từ Trung Quốc. Bảo tồn an toàn được 70 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống vừng có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (TQ 6, TQ 7, TQ 10).
4.6. Cây đậu tương: Đã thu thập được 10 mẫu giống đậu tương mới từ Ấn Độ, Thái Lan và các địa phương trong nước. Bảo tồn an toàn được 91 mẫu giống tính cho đến cuối năm 2012. Đã giới thiệu được 3 giống đậu tương có một số đặc điểm nổi bậc để phục vụ cho công tác chọn tạo giống (ĐTL 321, ĐTL 425, ĐTIN 3-83).
read more →

Tình Hình Sản Xuất Dừa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây dừa là một trong các cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bố rộng rải từ vĩ độ 20 Bắc xuống tận vĩ độ 20 Nam của đường xích đạo với tổng diện tích 12,47 triệu ha được trồng tại 93 quốc gia, trong đó các quốc gia thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái bình dương (APCC) chiếm tới 10.762 ha. Cây dừa cung cấp nguồn thực phẩm (chủ yếu là chất béo), nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu với sản lượng hằng năm đạt 12,22 triệu tấn cơm dừa khô[1]. Dừa là lọai cây trồng cho thu họach hàng tháng,.từ quả dừa cho đến tất cả các bộ phận của cây dừa đều có thể cho ra nhiều lọai sản phẩm khác nhau, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị như dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than gáo dừa, than họat tính, chỉ xơ dừa, các lọai thảm, lưới... phục vụ sinh họat trong gia đình và cho mục đích công nghiệp, nông nghiệp. Một đặc tính quan trọng là có thể nuôi, trồng xen nhiều lọai cây trồng trong vườn dừa: chuối, cam, quít, chanh, hồ tiêu, ca cao, rau cải, nuôi tôm cá, ong mật... góp phần tăng thu nhập, tạo một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, tận dụng được tài nguyên đất đai và thiên nhiên nhiệt đới (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, nước) một cách hợp lý., tham gia hiệu quả vào chương trình quốc gia xóa đói giãm nghèo.
Hiện nay có hơn 100 sản phẩm được sản xuất từ cây dừa, Philippines xuất khẩu hơn 50 loại sản phẩm từ dừa và dầu dừa cũng vẫn được xuất khẩu với số lượng lớn. Những sản phẩm từ dừa có nhu cầu đang gia tăng trên thị trường thế giới như là sữa dừa, bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính, các sản phẩm từ chỉ xơ dừa. Chính vì thế mà cây dừa được xem như là một trong những quà tặng vĩ đại nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, cây của 1.001 công dụng, cây của đời sống.

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DỪA TRÊN THẾ GIỚI
Cây dừa tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong các quốc gia trồng dừa, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái bình dương. Diện tích và sản lượng dừa tiếp tục gia tăng cùng với giá cả hấp dẩn hơn của những sản phẩm như là sữa dừa, cơm dừa nạo sấy... giúp các nước trồng dừa tăng thêm nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa.
Sản lượng dừa thế giới hiện nay đạt 11.439 triệu tấn cơm dừa khô (trong đó các nước thuộc APCC đạt 9.442 triệu tấn, chiếm 82,54%). Indonesia là nước dẩn đầu về diện tích dừa với 3,98 triệu hec-ta, Philippines xếp thứ hai với 3,26 triệu hec-ta, Ấn Độ xếp thứ ba với 1,92 triệu ha dừa, kế tiếp là Sri Lanka với 394.836 ha. Sản lượng dừa ở các quốc gia quy ra trái (đơn vị 1.000 trái) giai đoạn 2000-2004:


Quốc gia
2000
2001
2002
2003
2004
Indonesia
15..237.000
15.815.000
15.492.000
16.146.000
16.657.000
Philippines
12.995.000
13.146.000
14.068.000
14.294.000
12.459.000
Sri Lanka
3.096.000
2.769.000
2.393.000
2.562.000
2.591.000
Việt Nam
1.031.960
935.640
789.550
693.500
680.684

Trái dừa được tiêu thụ chủ yếu dưới 3 dạng: sữa dừa (nước cốt dừa) để làm bánh kẹo, dầu dừa cho cả 2 mục tiêu sử dụng thực phẩm và không thực phẩm và trái tươi để uống nước. Một số lượng nhỏ trái dừa được tuyển chọn để làm giống.
Tổng giá trị xuất khẩu từ các sản phẩm dừa của các quốc gia thuộc APCC trong năm 2004 đạt 1,69 tỷ đô-la Mỹ (so với năm 2003 là 1,39 tỷ USD). Philippines là nước xuất khẩu sản phẩm dừa lớn nhất đạt 841 triệu USD, tiếp theo là Indonesia đạt 427 triệu USD, Sri Lanka với thế mạnh là cơm dừa nạo sấy (DC) và sản phẩm chỉ xơ dừa đạt 171 triệu USD, đứng thứ ba. Sau đây là tình hình tiêu thụ một số sản phẩm dừa chủ yếu trên thế giới:
A. Tiêu thụ cơm dừa nạo sấy (DC) trong năm 2004 (tấn sản phẩm):
Năm 2004 các nước trên thế giới tiêu thụ 155.763 tấn cơm dừa nạo sấy, sau đây là các nước nhập khẩu DC chủ yếu:
1. Âu Châu: 60.191                                                   2. Mỹ Châu: 49.079
Trong đó:                                                             Trong đó:
-         Pháp: 5.917                                                    -    USA: 34.337
-         Đức: 12.982                                                  -    Brazil: 5.536
-         Hòa Lan: 4.289                                              -    Canada: 6.510
-         Ba Lan: 6.347
-         Anh: 11.690
4.  ChâuÁ & Thái Bình Dương: 32.759
Trong đó:
-         Pakistan: 4.677                                              -    Ả Rập Emirat: 4.100
-         Úc: 8.110                                                       -    Hong Kong: 1.400
-         Ả Rập Saudi: 3.357                                       -    Japan: 1.823
B. Xuất khẩu cơm dừa nạo sấy (DC) trong năm 2004 (tấn sản phẩm)
Năm 2004 tổng cộng 270.492 tấn DC được xuất khẩu ra thị trường thế giới.
1. Các quốc gia thuộc Hiệp hội dừa Châu Á & Thái Bình Dương (APCC) xuất khẩu 200.492 tấn DC, sau đây là những nước xuất khẩu DC chủ yếu:
-         Indonesia: 31.271                 -   Philippines: 106.030
-         Sri Lanka: 52.542                  -   Malaysia: 9.743
-         Việt Nam: 12.000
2. Các nước khác: 70.000
C. Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chỉ xơ dừa trên thế giới năm 2004 (tấn sản phẩm)
1. Xuất khẩu: 194.926 chủ yếu từ các nước thuộc APCC
Trong đó:
India: 78.285                                               - Thái Lan: 44.625
Sri Lanka: 62.033                                       - Indonesia: 2.247
Các nước khác: 450

2. Nhập khẩu:  124.960 tấn
Trong đó:
-         Châu Âu: 28.510
-         Châu Mỹ: 12.1000
-         Các nước khác: 84.350
D. Xuất khẩu than gáo dừa, than hoạt tính năm 2004 của các quốc gia xuất khẩu chủ yếu
                            Than gáo dừa            Than hoạt tính
Philippines              28.641                                    33.167
Sri Lanka                  5.504                          16.008
Indonesia                 7.322                          15.898
- Malaisia                   -                                   13.624
- Thái Lan                   -                                   5.706
E. Tình hình xuất khẩu dừa tươi của các quốc gia năm 2004 (đơn vị: 1.000 trái):
Các quốc gia thuộc APCC:               72.344
                        Trong đó:
                        - Sri Lanka                  37.220
                        - Thái Lan                   30.468
                        - Philippines              3..254
Các quốc gia khác:                            64.848
Giá:  179 - 324 USD/1.000 trái dừa tươi
Diển biến giá sản phẩm dừa trên thị trường thế giới  năm 2005 (USD/tấn, CIF, Châu Âu)

 

Giá các sản phẩm từ dừa và một số dầu thực vật khác trong năm 2005

 (US $/MT CIF, Châu Âu)


                                                                                              
Sản phẩm
Jan
Feb
Mar
Apr
May
June
Jul
Aug
Sep
Oct
Nov
Dec


   Cơm dừa khô
427
428
478
460
445
432
420
301
338
380
383
375

   Dầu dừa
657
648
708
679
648
637
607
553
559
578
574
533

   Bánh dầu dừa2
106
89
96
96
85
79
80
73
67
68
62
61

   Cơm dừa nạo sấy2
892
893
904
926
915
904
887
893
893
893
893
882

   Xơ dừa1
194
208
205
220
220
205
188
211
190


















   Dầu nhân cọ
653
637
705
681
645
635
618
561
557
621
609
553

   Dầu cọ
421
398
432
429
415
417
418
407
421
442
443
429

   Dầu đậu nành
556
487
541
547
537
560
563
549
545
579
556
537

   Dầu hướng dương
699
695
705
695
700
704
708
682
683
646
597
602

   1FOB, Sri Lanka
2 Giá tại Philippines


 







 

Giá các sản phẩm từ dừa và một số dầu thực vật khác trong 4 tháng đầu năm 2006

 (US $/MT CIF, Châu Âu)


                                                                                             
Sản phẩm
Jan
Feb
Mar
Apr
May
June
Jul
Aug
Sep
Oct
Nov
Dec


   Cơm dừa khô
373
393
385
376









   Dầu dừa
569
591
575
575









   Bánh dầu dừa2
72
85
90
95









   Cơm dừa nạo sấy2
893
889
893
893









   Xơ dừa1



























   Dầu nhân cọ
606
623
591
573









   Dầu cọ
424
445
440
438









   Dầu đậu nành
532
535
539
534









   Dầu hướng dương
591
595
606
653









   1FOB, Sri Lanka
2 Giá tại Philippines

 






Nguồn:  APCC, May 2006

Sau đây là giá cả của một số sản phẩm dừa chủ yếu trên thị trường quốc tế (năm 2004)
- Bột sữa dừa: 2.506 USD/tấn (FOB, Philippines)
- Sữa dừa: 1.335 USD/tấn
- DC: 870 USD/tấn
- Than gáo dừa: 221
- Than hoạt tính: 899 USD/tấn (FOB, Philippines)
- Chỉ xơ dừa phun latex: 1.547 USD/tấn
- Chỉ xơ dừa: 183 USD/tấn
- Lưới xơ dừa (lưới sinh thái): 964 USD/tấn
- Thạch dừa: 721 USD/tấn
- Nước dừa: 686 USD/1.000 lít
- Dấm dừa: 859 USD/tấn

Xu thế hiện nay của thế giới là hướng vào sử dụng các sản phẩm phục vụ nông nghiệp không có tác dụng gây ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm làm từ chỉ xơ dừa đáp ứng được yêu cầu này nên có nhu cầu về số lượng ngày càng tăng và chủng lọai sản phẩm cũng gia tăng, qui mô thị trường liên tục phát triển, đặc biệt là ở thị trường Châu Âu, Đông Bắc Á, ... Trung Đông cũng là thị trường có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là cơm dừa nạo sấy. Do đó việc đầu tư sản xuất các sản phẩm này là hòan tòan đảm bảo đầu ra.
Các họat động sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa (cơm dừa, nước dừa, gáo dừa, xơ dừa, các phần khác của cây dừa...) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong cộng đồng và làm vệ tinh cho xí nghiệp TW hoặc cấp tỉnh để xuất khẩu sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông nhàn, góp phần hình thành các làng nghề mới ở nông thôn, từng bước phát triển công nghiệp chế biến và hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Giúp cộng đồng người trồng dừa gia tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống, phát triển nông thôn bền vững.

III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DỪA Ở VIỆT NAM

Điều kiện tự nhiên và xã hội ở nước ta thuận lợi cho phát triển cây dừa, có thể thấy cây dừa được trồng ở Đồng bằng Sông Hồng cho đến tận cùng Phía Nam của đất nước. Cây dừa có thể sinh trưởng trên các loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt trên đất cát có nhiễm mặn nhẹ. Đặc biệt cây dừa có thể sống trên một số loại đất phèn mặn mà các loại cây trồng khác khó phát triển, tạo điều kiện để phủ xanh và sử dụng đất đai hợp lý ở các vùng ven biển, vùng phèn mặn. Vườn dừa đã trở thành một hệ sinh thái nông nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, thực hiện sản xuất trên nhiều tầng không gian và thu hoạch nhiều vụ trong một năm. Với vườn dừa, tài nguyên đất đai và thiên nhiên nhiệt đới (ánh sáng, nhiệt, ẩm, nước, không khí...) được khai thác tốt hơn, với hệ số sử dụng cao hơn.

 

Thực tế cho thấy cây dừa là cây lấy dầu truyền thống của Nam Bộ, được trồng từ lâu đời và rất phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Miền Trung. Theo thống kê của Hiệp hội dừa Châu Á - Thái bình dương (APCC) thì năm 1991 Việt Nam có 333.000 ha dừa đạt sản lượng 1.200 triệu quả, đến năm 2003 chỉ còn 135.800 ha (Niên giám Thống kê 2003). Diện tích này lại là 153.000 ha vào năm 2004 (FAO). Lý do của sự sụt giảm diện tích dừa là vì năng suất thấp (năng suất bình quân 36-38 quả/cây/năm), sản phẩm từ cây dừa đơn điệu (chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như cơm dừa khô, dầu dừa thô…có giá trị không cao, khó tiêu thụ), giá bán thấp lại luôn bấp bênh nên hiệu quả kinh tế của cây dừa không bằng các cây ăn quả khác. Chưa kể là từ cuối năm 1999 dịch bọ dừa (Brontisspa longissima) xuất hiện và gây hại trên toàn bộ diện tích trồng dừa ở Phía Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng dừa của cả nước. Trong thời gian từ năm 2003 trở lại đây, công nghiệp chế biến quả dừa ở Việt Nam đã có nhiều phát triển, các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh đã có nhà máy hiện đại sản xuất các sản phẩm có giá trị cao từ quả dừa như cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính từ gáo dừa, các sản phẩm từ chỉ xơ dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ lá dừa, gáo dừa, gỗ dừa … Tất cả các sản phẩm trên đều được tiêu thụ tốt trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài với giá khá cao và ổn định. Chỉ riêng tỉnh Bến Tre với 35.000 ha cây dừa trong năm 2004 đã xuất khẩu được 33 triệu đôla Mỹ các sản phẩm từ cây dừa và hiện nay nguyên liệu dừa trái là vấn nạn cho các nhà máy, nhiều nơi phải đóng cửa hoặc giảm công suất  hoạt động để chờ nguyên liệu.  

A. Tình trạng bán dừa trái sang Trung quốc, Thái Lan
Sau đây là giá dừa trái và dừa lột vỏ hiện nay ở các quốc gia lân cận Việt Nam vào thời điểm tháng 5/2006 để tham khảo:
           
Quốc gia
Giá dừa trái
Giá dừa lột vỏ
Tỷ giá hối đoái
Quy ra USD/VND**
Trung quốc
1,2 NDT
1,1 NDT*
8 NDT/1 USD
2.200 đồng/2.600 đồng
Philippines
4.100 Peso/MT
4.100 Peso/MT
51,30 Peso/1 USD
1.278.000 đ/tấn hay ≤1..200-1.300 đ/trái
Indonesia
705-1.000 Rupia
1..250 Rupia
8.700 Rp/1 USD
2.290 đ/trái

* Dừa lột vỏ của Việt Nam bán tại TQ: 1,3 NDT (hiện có nhiều doanh nhân TQ buôn dừa lột vỏ từ VN sang đảo Hải Nam bán lại với giá 1,3 NDT so với giá dừa TQ 1.1 do trái to hơn).
** 1USD = 16.000 VND
B. Vấn nạn của công nghiệp dừa Việt Nam
1.      Ngoài 2 sản phẩm có giá trị cao là cơm dừa nạo sấy và than hoạt tính, hầu hết các sản phẩm còn lại được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu, chưa phải là sản phẩm cuối cùng.
2.      Chưa đầu tư phát triển sản phẩm  mới theo hướng chế biến gia tăng giá trị sản phẩm (value chain products)
3.      Thiếu đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở cả trong và nước ngoài
4.      Thiếu hụt nguyên liệu để chế biến theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm (giá nguyên liệu đầu vào quá cao làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm).
5.      Xuất khẩu nguyên liệu dừa trái.

IV. Xu thế phát triển dừa trong thời gian tới
1. Diện tích dừa thế giới tăng bình quân 1,5 - 2%/năm do cây dừa có khả năng thích nghi rộng với các điều kiện sinh thái, với các điều kiện bất thuận của thời tiết, thay đổi khí hậu
2. Có nhu cầu lớn về các sản phẩm dừa từ các thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt là Trung Đông. Thị trường lân cận của Việt Nam là Trung quốc, Thái Lan.
3. Tăng giá trị sản phẩm qua chế biến, đa dạng hoá sản phẩm (value chain): năm 2004 tỉnh Bến Tre xuất khẩu 33 triệu USD các sản phẩm dừa, trong đó chỉ xơ dừa chiếm 49%, đây là nguyên liệu, nếu chế biến thành sản phẩm cuối cùng thì giá trị sẽ tăng gấp 3-4 lần (1 kg xơ: 3.500đ (0,218USD), làm thành 1 tấm thảm hình thú: XK được 1,0 USD, cao gấp hơn 4-5 lần.
4. Gần đây, 2 sản phẩm mới là dầu dừa tinh khiết (VCO) và nhiên liệu sinh học từ dầu dừa (coco-diesel) đang mỡ ra hướng đi mới rất có triển vọng cho thị trường nội địa và xuất khẩu, các sản phẩm từ chỉ xơ dừa được xem là thân thiện với môi trường cũng có thị trường ngày càng gia tăng.
5. Phù hợp với chủ trương xóa đói giảm nghèo

V. Kiến nghị:

1. Tăng diện tích trồng mới, đầu tư thâm canh tăng năng suất và sản lượng dừa nguyên liệu, hạ giá thành. Thành lập các trung tâm 
sản xuất và ươm giống dừa có chất lượng cao, phù hợp với các vùng sinh thái trồng dừa. Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khuyến công cây dừa.

2. 
Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô (dừa trái, chỉ xơ dừa, than thiêu kết...) bằng chính sách thuế thích hợp và kiên quyết. Phát triển các làng nghề trồng và chế biến sản phẩm dừa, sản xuất các mặt hàng trung gian cung ứng cho công nghiệp chế biến tập trung đòi hỏi kỹ thuật cao.

3. 
Tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng gia tăng giá trị (value chain products) cho các sản phẩm từ chỉ xơ dừa, cơm dừa, nước dừa, gáo dừa.

4.  
Tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm dừa trong nước và quốc tế kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm dừa Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.

5.  
Có chính sách trợ giá cây dừa giống, hỗ trợ xuất khẩu để khuyến khích người trồng và chế biến dừa.

6. Thành lập Hiệp hội cây dừa Việt Nam để tập họp người trồng dừa, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, người làm công tác khoa học về cây dừa và các nhà hoạch định chính sách thành một khối thống nhất nhằm hướng dẩn, giúp đỡ, bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng trong nước cũng như bảo vệ thương hiệu sản phẩm dừa Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước./.
read more →